Cuộc rút lui Chiến_dịch_Campuchia

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Trước việc không thể đạt mục tiêu và dưới áp lực phản đối của dư luận Mỹ, Nixon rút quân Mỹ ra khỏi Campuchia 7 tuần sau đó, dù các cuộc oanh tạc vẫn tiếp diễn. Cuộc hành quân mà Mỹ dự định kéo dài đến hết 1970 đã phải bỏ dở giữa chừng mà mục tiêu chính của cuộc hành quân không đạt được: không tiêu diệt được các cơ quan lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam và Bộ Chỉ huy miền, chỉ triệt phá được một phần hệ thống căn cứ, kho tàng, bệnh viện và các tuyến tiếp tế hậu cần của Quân giải phóng miền Nam. Tướng Mỹ để lại 20 tiểu đoàn quân Sài Gòn ở lại để giữ những vùng làm bàn đạp trên đất Campuchia, đồng thời làm nòng cốt cho việc xây dựng và hoạt động của quân Lon Nol.[cần dẫn nguồn]

Việc phát động cuộc tiến công sang Campuchia đã khiến Mỹ phạm một sai lầm lớn về chiến lược. Việc mở rộng chiến tranh sang Campuchia của chính quyền Mỹ càng khiến phong trào phản đối chiến tranh, phản đối chính quyền dâng lên mạnh mẽ ở khắp nước Mỹ. (xem Thảm sát Đại học Tiểu bang Kent)[cần dẫn nguồn]

Đến tháng 6-1970, sau hai tháng ròng rã, theo báo cáo của phía Sài Gòn, đã có 7.450 lính Sài Gòn, và 2.765 lính Mỹ bị hạ. Cùng với du kích Campuchia, lực lượng vũ trang quân Giải phóng đã kiểm soát hoàn toàn năm tỉnh Đông Bắc Campuchia, chiếm 1/3 lãnh thổ nước này[10] với hơn 4 triệu dân.

QGP sử dụng trung đoàn 207 và nhiều đơn vị khác để huấn luyện các tổ vũ trang Việt kiều Campuchia làm nòng cốt xây dựng lực lượng của Campuchia. Khi hoàn tất huấn luyện, quân Campuchia rút khỏi đơn vị QGP. Lực lượng vũ trang chống Mỹ ở Campuchia từ mười đội du kích buổi đầu, đến giữa năm 1970 đã lên tới 9 tiểu đoàn, 80 đại đội tập trung, hàng trăm trung đội du kích.[cần dẫn nguồn] Về phía QGP họ tiếp tục thành lập thêm trung đoàn 201 để bảo vệ căn cứ ở biên giới.

Quân lực Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chiến đấu ở Campuchia dưới sự hỗ trợ của Không lực Hoa Kỳ. Tuy vậy, thế đứng chân của họ không vững chắc. Quân giải phóng miền Nam được triển khai ở đây liên tục tăng cường sức mạnh. Phía Mỹ đề nghị ngừng bắn, bên nào ở yên chỗ nấy nhưng quân Giải phóng phản đối vì họ rất tự tin ở thế thắng của mình.[11] Đến cuối năm 1970, quân lực Việt Nam Cộng hòa đã bị đánh bật khỏi các đồn bốt, phải rút trở lại bên kia biên giới.